Làm gì mới nhân viên lớn tuổi? Câu hỏi gây đau đầu các doanh nghiệp sản xuất
Hàng năm, mỗi quốc gia lại có hàng chục ngàn người lao động bước vào tuổi 60 và hàng triệu người đang chuẩn bị về hưu hoặc thay đổi công việc của mình do tuổi tác. Đối với các nhà sản xuất thì đây cũng là lúc họ phải lựa chọn giữa việc giữ lại những công nhân lành nghề, lâu năm, hay là để họ nghỉ hưu hoặc chuyển sang làm cho những tổ chức khác.
Vậy các nhân viên lớn tuổi mong muốn gì từ người sử dụng lao động?
Theo Suzance Miklos, giám đốc điều hành của tổ chức Cleveland đồng thời là cố vấn viên chịu trách nhiệm liên kết chiến lược kinh doanh với chiến lược nhân sự , cho biết: “Khi chúng tôi bàn về mong muốn của các nhân viên lâu năm, chúng tôi nhận ra rằng, về tổng thể đó cũng chính là những điều mà thế hệ lao động trẻ trông đợi”. Miklos còn cho biết, theo kết quả điều tra thì những nhân viên lâu năm muốn làm việc trong thời gian ngắn hơn nhưng với trách nhiệm công việc cao hơn. Sau đây là 5 nguyên nhân khiến cho các nhân viên lâu năm lại muốn ở lại làm việc tại công ty:
- Tiếp tục được hưởng trợ cấp y tế: 61%
- Vẫn được nhận lương : 54%
- Công việc ổn định: 35%
- Quan hệ đồng nghiệp thân thiện, dễ chịu: 28%
- Cảm thấy có trách nhiệm đối với công việc, dự án, nhiệm vụ chưa hoàn thành: 27%
Những gì người ta thấy trong kế hoạch công việc của nhân viên trẻ lại đang được áp dụng cho cuộc sống của những nhân viên lâu năm. Các nhân viên sắp đến tuổi nghỉ hưu không chỉ muốn cống hiến cho công việc mà họ đang thực hiện, mà còn mong có một sự cân bằng trong cuộc sống của mình bên cạnh các yếu tố như sức khỏe, gia đình, cuộc sống tinh thần... Bộ phận nhân sự của các công ty cần thấu hiểu những mong muốn thực sự của người lao động lâu năm, bởi đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhiều người muốn nghỉ hưu khi vừa đến tuổi, hoặc thậm chí đang trong độ tuổi lao động.
Tuy nhiên, nhiều công ty lại cảm thấy e ngại khi buộc phải đề cập tới vấn đề này – lãnh đạo không muốn hỏi khi nào nhân viên sẽ nghỉ hưu và cũng không ai muốn nhắc đến chuyện đó trước. Thế nhưng đối với các đơn vị sản xuất thì việc quan tâm đến vấn đề nghỉ hưu của nhân viên phải được tính đến, trước khi họ nhận ra mình đã đánh mất những nhân viên thực sự có trình độ.
Cuộc điều tra gần đây do Tổ chức quản lý nguồn nhân lực (Society for human resource Management - SHRM) tiến hành cho thấy ½ số người được phỏng vấn nói rằng lớp công nhân hiện nay thiếu năng lực chuyên môn, kỹ năng giao tiếp kém, không đủ khả năng phân tích, kiến thức về kinh doanh chưa đạt yêu cầu.
Hiện nay đang có hàng triệu người trên thế giới nghỉ hưu khi còn rất trẻ, trong khi lại có rất nhiều công nhân khác tham gia vào lực lượng lao động, nhưng lại thiếu năng lực chuyên môn để thực thi công việc. Vấn đề về lực lượng lao động và nguồn nhân lực này gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của các công ty. Và phòng nhân sự phải là bộ phận đầu tiên tìm ra phương án giải quyết những thách thức này.
Theo báo cáo của Hiệp hội hưu trí Mỹ (American Association of Retired Persons – AARP), nếu các Giám đốc nhân sự đã từng cho rằng những công nhân lâu năm nên được thay thế bằng lớp công nhân mới ra trường, thì đến một lúc nào đó họ sẽ nhận ra rằng các nhân viên lâu năm chính là những người biết tự thu xếp chế độ làm việc linh hoạt, có kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Họ đã có được công việc mà nhiều người mơ ước với chế độ nghỉ hưu ưu đãi. Đây cũng chính là động lực thu hút công nhân trên 60 tuổi tiếp tục ở lại làm việc cùng công ty, mặc dù họ đã đến tuổi về hưu.
Bản báo cáo của AARP vào năm 2005 có tên “ Tình trạng công việc của công nhân trên 50 tuổi” cho biết có hơn 58% giám đốc nhân sự được hỏi đã thừa nhận rằng, so với 5 năm trước, ngày nay thật khó để tìm ra được số lượng công nhân lành nghề đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Miklos giải thích rằng: “Công việc sản xuất và lao động chân tay đã không còn thu hút thế hệ trẻ nữa. Trước đây, khi đời sống đang còn nhiều khó khăn và người ta phải làm mọi việc để nuôi sống gia đình, thì các nhà sản xuất có thể lựa chọn từ số đó những người vừa sẵn sàng làm việc, vừa hội đủ yêu cầu của công việc. Nhưng giờ đây mọi chuyện dường như đã thay đổi”.
Như vậy, các công ty, đặc biệt là các đơn vị sản xuất, nên giữ lại những công nhân lâu năm của mình. Đã có rất nhiều công ty lớn giải quyết được vấn đề này bằng cách cho nhân viên nghỉ hưu khi đủ tuổi, rồi lại tuyển họ vào làm theo chế độ bán thời gian. Ngược lại, các công ty không làm theo cách này có thể sẽ phải đối diện với nguy cơ mất đi những nhân viên giỏi giang và giàu kinh nghiệm.
(Quantri.Vn)
Huấn luyện nhân viên làm việc chủ động, dễ mà khó
Trong quá trình đào tạo và tư vấn cho lãnh đạo các doanh nghiệp, tôi thường được nghe 2 câu hỏi:
- Làm thế nào để nhân viên chủ động hơn trong công việc?
- Làm thế nào để bộ phận nhân sự không đánh giá sai người?
Đây có lẽ là thắc mắc chung của các lãnh đạo, các chủ doanh nghiệp. Xét thấy tầm quan trọng của vấn đề, cho nên tôi xin chia sẻ với bạn đọc về các giải pháp của mình cho các vấn đề nói trên. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin trình bày một cách tổng quát về cách thức xây dưng một đội ngũ nhân viên làm việc chủ động. Nội dung chi tiết cho từng vấn đề tôi sẽ trình bày trong những bài viết riêng.
Về mặt nguyên tắc, để giải quyết vấn đề này, chúng ta sẽ thực hiện qua các bước như sau:
- Bước thứ nhất: Tạo dựng tinh thần làm việc chủ động cho mỗi cá nhân? Vì tập thể là tập hợp của những cá nhân. Ta chỉ có thể có một tập thể làm việc chủ động khi từng thành viên trong đó là những người làm việc chủ động. Cho nên để giải quyết vấn đề về một đội ngũ làm việc chủ động thì trước hết ta cần phải giải quyết vấn đề về sự chủ động trong công viêc của mỗi cá nhân.
Để tìm ra giải pháp cho vấn đề này, Chúng ta cần phải làm rõ các vấn đề sau:
- Thế nào là chủ động trong công việc?
- Nguyên nhân vì sao người lao động không chủ động trong công việc?
- Giải pháp khắc phục?
Trước hết chúng ta hãy làm rõ thế nào là chủ động trong công việc?
Một nhân viên làm việc chủ động là một người:
- Chủ động tìm việc, chủ động đề xuất công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình, không chờ cấp trên sai bảo.
- Chủ động tìm kiếm và phát hịện các vấn đề, các rủi ro đang hiện hữu hoặc có thể xảy ra trong tương lai
- Chủ động lập kế hoạch giải quyết vấn đề (bao gồm: xác định các rào cản, nguyên nhân,.. Và giải pháp thực thi)
- Chủ động thực thi giải pháp
- Chủ động đánh giá, kiểm tra và phản biện vấn đề
- Chủ động mở rộng vấn đề
Nguyên nhân của việc người lao động không chủ động trong công việc?
Gồm 3 lý do chính là:
1 Không có trách nhiệm đối với bản thân (đem cuộc đời mình giao phó cho hòan cảnh, cho người khác, không nhận trách nhiệm làm cho những điều mình mong muốn trở thành hiện thực)
2 Tâm lý người đi làm thuê.
3 Thiếu lòng tự trọng
Vậy để khắc phục vấn đề này ta cần phải giúp cho người lao động những điều sau:
1 Có trách nhiệm với bản thân
2 Có ý thức làm chủ trong công việc
3 Có lòng tự trọng cao
Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo. Để có thể đạt mục tiêu nói tren thì các chương trình đào tạo cần phải được thiết kế sao cho khi tham dự:
- Học viên phải tự mình giải quyết và khám phá vấn đề
- Học viên buộc phải vận động trí não để giải quyết ván đề
- Học viên phải tự mình giải tỏa các thắc mắc của bản thân, không ỷ lại vào giảng viên
Với những yêu cầu như vậy về chương trình thì không phải bất cứ học viên nào khi tham dự cũng đạt được kết quả, mà kết quả chỉ đạt được khi học viên tham dự khóa học đạt được các điều kiện sau:
- Có nhu cầu phát triển bản thân
- Có tinh thần học hỏi cầu tiến
- Tự nguyện tham gia các khóa học
- Nhận trách nhiệm giải quyết các vấn đề của bản thân
- Chấp nhân làm việc một cách chủ động theo yêu cầu của lớp học
- Chấp nhận và tuân thủ các quy định củakhóa học cùng với sự hýớng dẫn của giảngviên
Bước này được xem là hòan thành khi ta xây dựng xong chương trình đào tạo giúp đạt được các mục tiêu nói trên.
- Bước thứ hai: Thu hút, tuyển dụng , giữ chân những nhân viên đã có tinh thần làm việc chủ động và khai thác, phát huy tinh thần đó của họ.
Giải quyết vấn đề về sự chủ động trong công việc của nhân viên là một vịệc, còn có giữ được họ ở lại làm việc với công ty và có khai thác, phát huy được tinh thần chủ động trong công việc của họ hay không lại là một chuyện khác. Vì vậy, bước kế tiếp là phải giải quyết vấn đề này. Rất nhiều lãnh đạo công ty không dám phát triển nhân viên vì sợ họ sẽ đi nơi khác, cũng chỉ vì công tác giữ chân nhân viên này yếu kém.
Đây chính là phần việc của người lãnh đạo công ty, có thể là: chủ doanh nghiệp, chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc công ty tùy theo từng trường hợp mà trong đó quyền lực tối cao thuộc về vị trí nào.
.Có rất nhièu nhà lãnh đạo suy nghĩ một cách sai lầm rằng: công tác tuyển dụng , thu hút, giữ chân, khai thác và phát huy năng lực của những nhân viên làm việc xuất sắc là công việc của bộ phanạ nhân sự chứ không dính líu gì đến mình. Đây thật sự là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Bởi vì tòan bộ các công tác trên đều thực sự là nhiệm vụ của người lãnh đạo chứ không phải thuần túy của bộ phận nhân sự.
Tất nhiên ngườii lãnh đạo không thực hiện nhệm vụ nói trên của mình một cách trực tiếp với từng nhân viên, mà người lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đó của mình một cách gián tiếp thông qua một hệ thống trung gian là môi trường làm việc. Người nhân viên luôn luôn làm việc trong một môi trường làm việc xác định và chịu sự tác động từ môi trường đó. Chính chất l;ựong của môi trường này sẽ quyết định chất lựong của công tác tuyển dụng, thu hút, giữ chân, khai thác và phát huy năng lực của những nhân viên làm việc xuất sắc .
Chất lượng của môi trường làm việc lại hòan tòan phụ thuộc vào người lãnh đạo vá cũng chỉ phụ thuộc vào người lãnh đạo mà thôi. Bởi vì dù có ý thức hay vô ý thức, dù có nhận trách nhiệm hay không nhân trách nhiệm thì người lãnh đạo vẫn là người kiến tạo, thúc đẩy và đính hướng cho sự phát triển môi trường làm việc của tổ chức.
Do vậy năng lực của người lãnh đạo là điều kiện tiên quyết trong công tác này. Để có thể làm tốt công việc này, đòi hỏi người lãnh đạo cần phải đáp ứng được các yêu cầu về cá nhân như sau:
- Có Hoài bão, lý týởng
- Có tầm nhìn xa
- Có giá trị sống phù hợp
- Có trách nhiệm với bản thân
- Có lòng tự trọng
- Quản lý được cái TÔI của bản thân
- Hiểu mình – hiểu ngýời
- Hiểu doanh nghiệp và ðội ngũ nhân viên của mình
- Thấu hiểu môi trýờng kinh doanh
- Thấu hiểu ðối thủ cạnh tranh ðối tác và khách hàng
- Khả nãng truyền cảm hứng
- Khả nãng ðào tạo và huấn luyện
- Khả nãng phát triển bản thân cao
- …
Do vậy các công việc cần phải giải quyết trong bước này là:
1 Kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện hõn cácnãng lực cá nhân cho lãnh đạo
2 Kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện bản tuyên ngôn sứ mệnh của doanh nghiệp.
3 Kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện hõn nữa hệthống nhận dạng thýõng hiệu
4 Kiểm tra, ðánh giá và hoàn thiện hõn hệthống tổ chức công việc (các quy trình, bản mô tả công việc)
5 Kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện hõn chínhsách ðãi ngộ
Chỉ sau khi bước thứ hai đã được hòan thành chúng ta mới có thể chuyển sang bước thứ 3.
- Bước thứ ba: Xây dựng tập thể người lao động của công ty thành một đội ngũ nhân viên làm việc chủ động.
Để thực hiên bứớc này chúng ta chỉ cần làm một vài thao tác đơn giản như sau:
1 Đánh giá, phân loại nhân viên thành hai nhóm:
- Nhóm 1 những người có khả năng đào tạo và thay đổi cao theo hướng tích cực, dễ trở thành những người làm việc chủ động.
- Nhóm 2 những người khó có khả năng đào tạo và thay đổi cao theo hướng tích cực, khó trở thành những người làm việc chủ động
2 Triển khai việc giáo dục thái độ làm việc chủ động cho các nhân viên ở nhóm 1 theo giải pháp đã đề ra ở bước 1
3 Lập kế họach và tiến hành thực hiện việc sa thải đối với những nhân viên ở nhóm 2
4 Lên kế hoạch tuyển dụng và giáo dục thái độ làm việc chủ động cho các nhân viên mới.
5 Hòan tất chương trình
Quantri.Vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét