Tìm kiếm thông tin nhân sự tại đây ...
Home » » Mẹo để các doanh nghiệp nhỏ tuyển dụng thành công - Hr Froum

Mẹo để các doanh nghiệp nhỏ tuyển dụng thành công - Hr Froum

Unknown | 08:49 | 0 nhận xét

Mẹo để các doanh nghiệp nhỏ   tuyển dụng   thành công

Khi doanh nghiệp nhỏ của bạn thuê nhân viên, vấn đề thường gặp là khó tìm người tương thích hơn tìm người có năng lực.

Bước đầu tiên là hãy liệt kê những đặc điểm mà nhân viên mới cần có, ghi nhớ danh sách này, và tin vào sự phán đoán của bản thân.

Chúng tôi giả thiết là những người được phỏng vấn đều là những người có năng lực, vì bạn chẳng nên phí thời gian nói chuyện với những người không có đủ các năng lực tối thiểu cần có làm gì. Song năng lực chưa phải là tất cả, bạn cần một người mà bạn có thể tin tưởng và làm việc cùng trong 40 giờ mỗi tuần. Vì thế, việc lựa chọn những người đủ năng lực vào vị trí mới rõ ràng là một quyết định mang tính chủ quan.

Một điều cần chú ý là không nên ký hợp đồng   tuyển dụng   ngay một lúc vài nhân viên. Những bàn tay nhàn rỗi có thể gây chuyện rắc rối và đốt tiền bạc của bạn.

Đề nghị công việc tạm thời là một cách nên sử dụng để xem nhân viên mới có các kỹ năng và thái độ cần thiết hay không. Nếu mọi sự đều ổn, hãy chuyển công việc tạm thời đó thành công việc lâu dài. Còn nếu không, bạn chẳng mất gì khi giai đoạn hợp đồng làm việc kết thúc, và nhất là đỡ phải đau đầu giải quyết các vấn đề nảy sinh sau này khi nhân viên mới đó có năng lực và phẩm chất không được như mong muốn.

Đừng nghĩ rằng chỉ những công ty như Merrill Lynch hay IBM mới có thể cho người vào các vị trí thực tập. Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ cũng thuê tạm thời những người thực tập - chủ yếu là sinh viên. Nếu quyết định thuê sinh viên, hãy hỏi về các điểm mạnh và kế hoạch trong tương lai của họ. Hãy lắng nghe họ nói. Và sự say mê của tuổi trẻ luôn là một ưu thế. Điểm mạnh của phương pháp này là sinh viên rất hăm hở học tập và bạn sẽ được cống hiến phần nào cho cộng đồng. Nhược điểm là các lịch học tập trên lớp sẽ chi phối giờ làm việc của họ, và xét từ khía cạnh của sinh viên, họ sẽ được lợi hơn nếu làm việc tại Starbucks hay MacDonald’s, nơi họ đượcgiám sát và chỉ bảo chặt chẽ hơn. Còn bạn, hãy giúp họ nếu có thể, nhưng đừng quên rằng bạn đang kinh doanh để kiếm tiền chứ không phài làm nghề giữ trẻ.

Nếu thuê nhân viên thông qua một trung tâm giới thiệu việc làm hay một công ty chuyên cho thuê nhân công, chẳng hạn như Manpower hay Adecco, thì ưu điểm của phương pháp này là hãng cho thuê sẽ giải quyết vấn đề về các hồ sơ trả   lương   ; nhưng nhược điểm của nó là khá tốn kém.

Lợi nhuận luôn là một phần của bài toán. Hãy kiểm tra trên thị trường xem mức lương bổng chung là bao nhiêu. Chỉ có một số ít doanh nghiệp mới đề nghị trả lương bổng trọn gói, vì thế, bạn hãy xem xét việc thuê các nhân viên làm việc bán thời gian để giữ cho chi phí điều hành của doanh nghiệp thấp ở mức có thể được. Phương pháp này tạo ra tốc độ thay đổi nhân viên cao, và sự thay đổi nhân viên liên tục này có thể gây rắc rối cho tính liên tục trong công việc của doanh nghiệp, nhưng nó cũng cho phép các chủ doanh nghiệp mới kiểm tra nhân viên của mình trước khi tăng tiền lương thưởng và giữ lại các nhân viên tốt.

Hãy bắt đầu bằng các công cụ thông thường khi thuê nhân viên. Với công việc chủ yếu ngồi quầy hay bán hàng, một cái biển “Cần tuyển nhân viên” treo ở cửa sổ có thể giúp bạn. Hãy yêu cầu phải có thư giới thiệu và kiểm tra độ tin cậy của các thư này.

Quảng cáo tại cột “Việc tìm người” trên báo tại các thành phố lớn có thể tốn kém, vì thế hãy tìm hiểu về việc đăng tin trên các tờ báo địa phương. Tin này sẽ tới với các độc giả trong vùng của bạn và giúp giảm chi phí. Các trang “Việc tìm người” trên internet thậm chí có thể còn rẻ và hiệu quả hơn.

Nếu bạn   tìm kiếm   các kỹ năng chuyên nghiệp hoặc đặc biệt, nên quảng cáo ở các ấn phẩm thương mại, hoặc đăng thông báo trên trang web giải trí dành cho những người có các khả năng mà bạn cần.

Những thợ săn đầu người chuyên nghiệp sẽ sàng lọc những người nộp đơn xin việc trước khi lựa chọn một số ít người để bạn phỏng vấn. Phương pháp này có thể sẽ tiết kiện thời gian, nhưng lại quá tốn kém với hầu hết các doanh nghiệp mới. Trong khi đó, tại các giai đoạn phát triển đầu tiên, hầu hết các chủ doanh nghiệp đều sẵn sàng đổi thời gian để lấy tiền bạc.

Lựa chọn theo phương pháp nào là tuỳ ở bạn. Song có một điều cần nhớ rằng: nhân viên là bộ mặt của doanh nghiệp trước công chúng, vì thế hãy cố gắng đừng chọn nhầm người.

Quantri.Vn

Tổng quan mô hình HRBP - Đối tác chiến lược   nhân sự

Ngành nhân sự đã trải qua hàng thế kỷ với những vai trò/tên gọi phù hợp với từng bối cảnh cụ thể. Chức danh   quản trị nhân sự   ở những năm 1970-1990 nhằm đáp ứng yêu cầu tồn tại và chuyển đổi sanh cung cấp dịch vụ và thuật ngữ "strategic   human resource   management- SHRM" là "   quản lý nguồn nhân lực   chiến lược" bắt đầu được sử dụng nhiều từ năm 1990 với việc sử dụng các công cụ về lập kế hoạch và xây dựng chiến lược vào   quản lý nhân sự   để gắn quản lý nhân sự với việc chiến lược kinh doanh.

Tiếp đó, năm 1997, trong cuốn sách "Human Resource Champions", Dave Ulrich tiếp tục cụ thể hóa mô hình " quản lý nguồn nhân lực chiến lược" và đưa ra khái niệm "human resource business partner - HRBP" theo nghĩa bộ phận nhân sự cần đóng vai trò là đối tác với phòng, ban khác trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể.
Môi trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh tranh và mạnh mẽ hơn trên phạm vi toàn cầu với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Và sự cạnh tranh ngà càng gay gắt với rủi ro thực sự đang thay đổi cách thức tiến hành kinh doanh. Tốc độ đổi mới và phát minh cùng xu hướng cắt giảm chi phí sản xuất đòi hỏi trí tuệ kinh doanh về cách thức huy động mọi nguồn lực vốn con người. Đây là lãnh địa của quản lý vốn con người.
Chiến lược nguồn nhân lực bắt đầu với chiến lược kinh doanh để phát triển. Doanh nghiệp sẽ phát triển như thế nào bổ sung và nâng cao vốn con người - và các sáng kiến của họ? Nguồn nhân lực dựa trên nhân viên hiện là lựa chon duy nhất của nhiều doanh nghiệp
Ngành nhân sự ở mức độ tốt nhất mang lại cách nhìn và chuyên môn khác biệt có giá trị gia tăn so với các chức năng khác trong tổ chức và khi được tách khỏi các công việc hành chính, năng lự chiến lược của ngành nhân sự thật sự bộc lộ.
Vai trò của ngành nhân sự đã thực sự thay đổi mạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục thay đổi về mặt chiến lược trong tương lai. Để đáp ứng điều này, nhiều tập đoàn lớn và tổng công ty trong lĩnh vực bảo hiểm ngân hàng đang triển khai mô hình đối tác chiến lược nhân sự.
Đầu tiên, việc chuyển đổi mô hình truyền thống sang mô hình nhân sự chuyển đổi đã thực sự là một sự thay đổi rất lớn và tốn nhiều hội thảo/ tranh luận, những tranh cãi liên tục về vai trò và mối quan hệ của tổ chức vẫn đang diễn ra. Sự thay đổi cơ bản trong mô hình đối tác chiến lược nhân sự là “một nỗ lực triệt để nhằm thay đổi tư duy, xác định và định vị lại vai trò của nhân sự trong tổ chức”.

Mô hình nhân sự chuyển đổi nhằm phát triển các lĩnh vực chuyên môn từ kiến thức kinh doanh, kỹ năng tư vấn đến sáng kiến về nguồn lực con người. Mô hình này bước đầu đạt được một số tiến bộ như vẫn còn nhiều việc phải làm nếu các nhà nhân sự muốn có vai trò lãnh đạo thực sự trong tổ chức.
Mô hình 1 cửa là sự lựa chọn nhanh chóng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi mà HO (công ty mẹ) của họ cũng đã triển khai từ rất lâu trước khi chuyển sang áp dụng tại Việt Nam.

Trong khi đó, các doanh nghiệp khác lại lực chọn mô hình trung tâm các giải pháp để chuẩn bị dần cho việc nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự.

Vậy HRBP (nhân sự - đối tác chiến lược kinh doanh) là gì?
Điều đầu tiên chúng ta hãy xem HR Strategic Partner có ý nghĩa như thế nào về mặt ngôn ngữ. Từ strategy có nguồn gốc trong tiếng Hy Lạp là Strategos có ý nghĩa tổng thể. Như vậy chiến lược luôn luôn mang trong mình ý nghĩa thể các sự kiện chức năng quan hệ với nhau. Có nhiều quan điểm có thể giải thích về chiến lược nhưng chúng ta có thể tiếp cận chiến lược như chúng ta đứng trên đình ngọn núi cao nhất và nhìn xuống trận địa để dàn quân chuẩn bị chiến đấu. Khi đứng ở vị trí cao nhất chúng ta có thể nhìn như trong tổng thể. Từ Partner có thể hiểu theo mối quan hệ khăng khít, công hưởng giữa nhân sự và quy trình hoạch định, thực thi và kiểm soát chiến lược trong công ty. Như vậy HR strategic Partner có thể hiểu theo nghĩa: bộ phận nhân sự cần phải đứng cao hẳn lên vượt tầm và đứng bên cạnh bộ phận hoạc định chiến lược để có thể nhìn rõ từng chức năng trong công ty và mối liên hệ các chức năng với nhau trong tổng thể - sự thành công bền vững của công ty theo thời gian. (Thạc sỹ Vũ Tuấn Anh).
HRBP (nhân sự - đối tác chiến lược kinh doanh) là nhà nhân sự có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về nhân sự đồng thời, họ phải có sự hiểu biết tốt về hoạt động kinh doanh và triển vọng của kinh doanh, hoặc cách gọi ngắn hơn là có vỏ bọc kinh doanh (Sales cover) (Dave Ulrich Human Resource Champions 1997).
Nhiệm vụ của HRBP trong vai trò chuyển hóa doanh nghiệp bao gồm 4 nhiệm vụ chính như sau:
Đối tác chiến lược (Strategic Partner)
•   Điều chỉnh chiến lược nhân sự đáp ứng nhu cầu thay đổi;
•   Phát triển hệ thống lãnh đạo kế thừa;
•   Nhận diện những thước đo nhân sự quan trọng;
•   Nhận diện chiến lược kinh doanh mới’
•   Nhận diện những vấn đề về con người trước khi ảnh hưởng đến doanh nghiệp;
•   Ưu tiên những nhu cầu liên quan đến nhân sự;
•   Tái cấu trúc theo các mục tiêu các chiến lược;
•   Thấu hiểu nhu cầu của nhân tài đối với doanh nghiệp.
Quản lý hoạt động (Operations Manager)
•   Đánh giâ thái độ nhân viên;
•   Truyền đạt văn hóa tổ chức đến nhân viên;
•   Truyền đạt chính sách và quy trình đến nhân viên;
•   Đảm bảo các chương trình nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp;
•   Giữ cho nhân viên cập nhật các sáng kiến của HR;
•   Theo dõi xu hướng hành xử của nhân viên.
Phản ứng khẩn cấp (Emergency Responder)
•   Chuẩn bị các tình huống khác nhau;
•   Phản ứng nhanh chóng với các khiếu nại/các câu hỏi của các cấp quản lý;
•   Đáp ứng nhu cầu của cấp quản lý và nhân viên.
Người hòa giải ( Employee Mediator )
•   Quản lý vấ đề cạnh tranh cá nhân trong tổ chức;
•   Giải quyết mâu thuẫn;
•   Ứng phó với những nhu cầu thay đổi của tổ chức;
•   Giải quyết những vấn đề chính trị nội bộ trong việc triển khai các kế hoạch kinh doanh.
Đến đây, chúng ta, những nhà quản trị có thể thấy các khái niệm trên đây là nền tảng của HR Strategic Partner trong mọi công ty. Một chuyên viên nhân sự có thể tự tin thực hiện thực hiện các nhiệm vụ dựa trên nền tảng nói trên và họ sẽ trở thành HR Strategic Partner đúng nghĩa cống hiến, đóng góp cho sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty

Nguồn: Tác giả: ThS QTNNL Lâm Phương Nga
Theo cuốn “Kỷ yếu Ngày nhân sự Việt Nam 2013”.

Chia sẻ bài viết này :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

previous Next home
 
Copyright © 2011. Hiệp Hội Nhân Sự | Hiep Hoi Nhan Su | HHNS - All Rights Reserved
Website hiển thị tốt nhất trên trình duyệt FireFox và Google Chrome
Phát triển bởi Blogger
Lên đầu trang
Xuống cuối trang